Latest topics
Most Viewed Topics
Top posters
dymy (167) | ||||
Admin@ (106) | ||||
KeikoPhan (41) | ||||
Takenoko (36) | ||||
obake (8) | ||||
Lan Lan (4) | ||||
thoitrangf5 (4) | ||||
ThanhCong (3) | ||||
Stronger TQ (3) | ||||
chuvoicoi85 (3) |
Most active topic starters
dymy | ||||
Admin@ | ||||
KeikoPhan | ||||
Takenoko | ||||
thoitrangf5 | ||||
obake | ||||
ThanhCong | ||||
HRnavi | ||||
khuongnguyenhr | ||||
quyenjp |
Người Nhật
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Người Nhật
Một đặc điểm của người Nhật là mức độ thuần nhất cao của họ, nếu không
kể thiểu số người Ainu hiện nay còn khoảng 18.000 người sống ở Hokkaido
và Sakhalin thì tất cả người Nhật đều thuộc về cùng một chủng tộc và chỉ
nói một ngôn ngữ. Một phần vì vậy mà tính cách của người Nhật Bản mang
sắc thái khá rõ ràng và đồng nhất.
Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài
Chúng
ta có thể nói rằng không có dân tộc nào nhạy bén về văn hoá của nước
ngoài như người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những biến động tình hình
bên ngoài, đánh giá và cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu
hướng chính đang diễn ra đối với Nhật, và nếu như họ phát hiện ra trào
lưu nào đang thắng thế thì họ có xu hướng sẵn sàng học hỏi, nghiên cứu
để bắt kịp trào lưu đó. Và chính tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc
cầu tiến của người Nhật là những động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các
nước tiên tiến. Họ không đặt vấn đề phê phán hay chọn lọc khi học mà
bằng mọi cách học cho hết. Sau đó họ mới nghiền ngẫm tìm ra những yếu tố
có thể cải biến. Đến đây họ lại phát huy được thế mạnh của óc quan sát
tỉ mỉ và sự tinh tế vốn có của văn hoá dân tộc.
Mặc dù rất nhạy cảm
đối với văn hoá nước ngoài, song người Nhật rất ý thức về tài sản văn
hoá của họ. Tư liệu lịch sử văn hoá, đền đài, chùa chiền… đại bộ phận
vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay. Hơn thế, các ngành nghề truyền
thống không những không bị mai một đi mà còn được cải tiến kỹ thuật và
càng trở nên tinh tế hơn.
Ý thức tập thể
Tập
thể đóng một vai trò quan trọng đối với người Nhật. Nó được thể hiện
ngay từ trong cách xưng hô với người ngoài khi nói chuyện. Trong công
việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hòa
hợp giữa mình và những người xung quanh. Các tập thể có thể cạnh tranh
với nhau rất gay gắt song cũng có lúc họ lại bắt tay với nhau để có thể
đạt được mục đích chung như để đánh bại đối thủ nước ngoài. Vì vậy mà
điều tối kỵ là làm mất danh dự của tập thể. Một học giả nước ngoài
nghiên cứu về Nhật Bản đã đối lập “văn hóa hổ thẹn” của người Nhật với
“văn hoá tội lỗi” của phương Tây.
Tôn trọng thứ bậc và địa vị
Ý
thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của người
Nhật. Thái độ nhún mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở
một số nước khác thời cận đại nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay
vẫn còn đậm nét. Tập quán này được nhấn mạnh trong hơn 250 năm dưới thời
Tokugawa. Ngày nay ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn được thể hiện trong đời
sống hàng ngày. Ví dụ trong phòng họp, người có chức vụ thấp nhất sẽ
ngồi gần cửa ra vào, người có chức vụ càng cao thì càng ngồi gần phía
bên trong. Hoặc trong các buổi tiệc tổ chức tại nhà hàng một cách đột
xuất thì mọi người đều biết vị trí của mình mà không cần có sự hướng dẫn
nào khác. Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản thể hiện rất rõ
trong ngôn ngữ xưng hô và hình thức chào hỏi đối với từng đối tượng xã
hội cụ thể. Đối với người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dùng
ngôn ngữ kính trọng (sonkeigo), khi nói về mình và những người trong gia
đình mình thì dùng ngôn ngữ khiêm nhường (kenjogo).
Chính từ cơ cấu
này mà tinh thần đoàn kết và lòng trung thành của người Nhật được phát
sinh, và nhờ đó mà việc động viên cho sự thực hiện mục tiêu của toàn thể
tập đoàn là tương đối dễ dàng.
Óc thẩm mỹ
Ấn
tượng ban đầu của bất kỳ ai lần đầu đến thăm Nhật Bản là ngạc nhiên và
thán phục về óc thẩm mỹ của người Nhật, từ cách trang trí nhà cửa sắp,
xếp đồ đạc trong gia đình hay cách bài trí bữa cơm đều khiến cho mọi
người có cảm giác tiếp cận một sự tinh tế, một óc thẩm mỹ cao. Nhưng óc
thẩm mỹ của người Nhật không chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bên ngoài
mà còn qua lối suy nghĩ và cung cách làm việc của họ hàng ngày, hay nói
rộng ra là nhân sinh quan của họ. Một người đan quạt tre ngắm đi ngắm
lại xem cái quạt của mình làm đã cân đối chưa, có cần phải chau chuốt gì
không, mặc dù khi làm như vậy thì anh ta sẽ mất nhiều thời gian hơn,
đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu về được ít hơn, song đối với người dân
Nhật Bản ngoài mục đích lợi nhuận thì họ còn muốn đạt được một mục tiêu
khác không kém phần quan trọng - đó là cảm giác thoải mái khi hoàn
thành mỹ mãn một công việc dù là rất nhỏ. Họ luôn tìm kiếm cái đẹp trong
công việc của mình, người Nhật nổi tiếng là người làm việc cần mẫn, xem
công việc của công ty như là công việc của mình, luôn tận tâm tận sức,
nhiều khi họ làm việc không phải vì lợi ích cá nhân của mình, họ xem
công việc của họ không những là “hoạt động kinh tế” mà còn là “hoạt động
thẩm mỹ”.
kể thiểu số người Ainu hiện nay còn khoảng 18.000 người sống ở Hokkaido
và Sakhalin thì tất cả người Nhật đều thuộc về cùng một chủng tộc và chỉ
nói một ngôn ngữ. Một phần vì vậy mà tính cách của người Nhật Bản mang
sắc thái khá rõ ràng và đồng nhất.
Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài
Chúng
ta có thể nói rằng không có dân tộc nào nhạy bén về văn hoá của nước
ngoài như người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những biến động tình hình
bên ngoài, đánh giá và cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu
hướng chính đang diễn ra đối với Nhật, và nếu như họ phát hiện ra trào
lưu nào đang thắng thế thì họ có xu hướng sẵn sàng học hỏi, nghiên cứu
để bắt kịp trào lưu đó. Và chính tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc
cầu tiến của người Nhật là những động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các
nước tiên tiến. Họ không đặt vấn đề phê phán hay chọn lọc khi học mà
bằng mọi cách học cho hết. Sau đó họ mới nghiền ngẫm tìm ra những yếu tố
có thể cải biến. Đến đây họ lại phát huy được thế mạnh của óc quan sát
tỉ mỉ và sự tinh tế vốn có của văn hoá dân tộc.
Mặc dù rất nhạy cảm
đối với văn hoá nước ngoài, song người Nhật rất ý thức về tài sản văn
hoá của họ. Tư liệu lịch sử văn hoá, đền đài, chùa chiền… đại bộ phận
vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay. Hơn thế, các ngành nghề truyền
thống không những không bị mai một đi mà còn được cải tiến kỹ thuật và
càng trở nên tinh tế hơn.
Ý thức tập thể
Tập
thể đóng một vai trò quan trọng đối với người Nhật. Nó được thể hiện
ngay từ trong cách xưng hô với người ngoài khi nói chuyện. Trong công
việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hòa
hợp giữa mình và những người xung quanh. Các tập thể có thể cạnh tranh
với nhau rất gay gắt song cũng có lúc họ lại bắt tay với nhau để có thể
đạt được mục đích chung như để đánh bại đối thủ nước ngoài. Vì vậy mà
điều tối kỵ là làm mất danh dự của tập thể. Một học giả nước ngoài
nghiên cứu về Nhật Bản đã đối lập “văn hóa hổ thẹn” của người Nhật với
“văn hoá tội lỗi” của phương Tây.
Tôn trọng thứ bậc và địa vị
Ý
thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của người
Nhật. Thái độ nhún mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở
một số nước khác thời cận đại nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay
vẫn còn đậm nét. Tập quán này được nhấn mạnh trong hơn 250 năm dưới thời
Tokugawa. Ngày nay ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn được thể hiện trong đời
sống hàng ngày. Ví dụ trong phòng họp, người có chức vụ thấp nhất sẽ
ngồi gần cửa ra vào, người có chức vụ càng cao thì càng ngồi gần phía
bên trong. Hoặc trong các buổi tiệc tổ chức tại nhà hàng một cách đột
xuất thì mọi người đều biết vị trí của mình mà không cần có sự hướng dẫn
nào khác. Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản thể hiện rất rõ
trong ngôn ngữ xưng hô và hình thức chào hỏi đối với từng đối tượng xã
hội cụ thể. Đối với người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dùng
ngôn ngữ kính trọng (sonkeigo), khi nói về mình và những người trong gia
đình mình thì dùng ngôn ngữ khiêm nhường (kenjogo).
Chính từ cơ cấu
này mà tinh thần đoàn kết và lòng trung thành của người Nhật được phát
sinh, và nhờ đó mà việc động viên cho sự thực hiện mục tiêu của toàn thể
tập đoàn là tương đối dễ dàng.
Óc thẩm mỹ
Ấn
tượng ban đầu của bất kỳ ai lần đầu đến thăm Nhật Bản là ngạc nhiên và
thán phục về óc thẩm mỹ của người Nhật, từ cách trang trí nhà cửa sắp,
xếp đồ đạc trong gia đình hay cách bài trí bữa cơm đều khiến cho mọi
người có cảm giác tiếp cận một sự tinh tế, một óc thẩm mỹ cao. Nhưng óc
thẩm mỹ của người Nhật không chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bên ngoài
mà còn qua lối suy nghĩ và cung cách làm việc của họ hàng ngày, hay nói
rộng ra là nhân sinh quan của họ. Một người đan quạt tre ngắm đi ngắm
lại xem cái quạt của mình làm đã cân đối chưa, có cần phải chau chuốt gì
không, mặc dù khi làm như vậy thì anh ta sẽ mất nhiều thời gian hơn,
đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu về được ít hơn, song đối với người dân
Nhật Bản ngoài mục đích lợi nhuận thì họ còn muốn đạt được một mục tiêu
khác không kém phần quan trọng - đó là cảm giác thoải mái khi hoàn
thành mỹ mãn một công việc dù là rất nhỏ. Họ luôn tìm kiếm cái đẹp trong
công việc của mình, người Nhật nổi tiếng là người làm việc cần mẫn, xem
công việc của công ty như là công việc của mình, luôn tận tâm tận sức,
nhiều khi họ làm việc không phải vì lợi ích cá nhân của mình, họ xem
công việc của họ không những là “hoạt động kinh tế” mà còn là “hoạt động
thẩm mỹ”.
Similar topics
» Tại sao người Nhật lại quan tâm về nhóm máu của người khác?
» học tiếng nhật giao tiếp - cách chào " tạm biệt" của người nhật
» 8 thuận lợi và khó khăn của người Việt khi học tiếng Nhật - Giveaway học bổng tiếng Nhật
» 4 điều có thể học từ người Nhật
» người nhật ăn tết âm hay tết dương
» học tiếng nhật giao tiếp - cách chào " tạm biệt" của người nhật
» 8 thuận lợi và khó khăn của người Việt khi học tiếng Nhật - Giveaway học bổng tiếng Nhật
» 4 điều có thể học từ người Nhật
» người nhật ăn tết âm hay tết dương
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Sat Sep 29, 2018 4:51 pm by dymy
» Nói ngắn, tiếng lóng thông dụng trong hội thoại tiếng Nhật
Thu Sep 27, 2018 3:59 pm by dymy
» Nói nhanh, nói tắt trong tiếng Nhật
Wed Sep 26, 2018 5:00 pm by dymy
» 100 cách nói “tôi” trong tiếng Nhật
Tue Sep 25, 2018 4:48 pm by dymy
» Từ vựng về tết Trung Thu
Mon Sep 24, 2018 4:36 pm by dymy
» Phân biệt trợ từ tiếng Nhật で và に
Fri Sep 21, 2018 4:33 pm by dymy
» Liên từ bổ sung và giải thích
Thu Sep 20, 2018 3:20 pm by dymy
» Thành ngữ, quán ngữ tiếng Nhật (Phần 1)
Wed Sep 19, 2018 4:16 pm by dymy
» Giao tiếp tiếng Nhật chủ đề: Tình trạng sức khỏe
Tue Sep 18, 2018 3:45 pm by dymy
» Giao tiếp tiếng Nhật ở hiệu thuốc
Mon Sep 17, 2018 3:54 pm by dymy
» Kanji bộ “Kim” (金)
Sat Sep 15, 2018 4:15 pm by dymy
» Best tài liệu thi EJU
Fri Sep 14, 2018 4:19 pm by dymy
» TỎ TÌNH CHO BẠN GÁI
Thu Sep 13, 2018 4:12 pm by dymy
» Truyện tiếng Nhật: Chim sẻ và chim gõ kiến
Thu Aug 30, 2018 4:53 pm by dymy
» Ôn luyện thi JLPT với các mẫu câu thể hiện sự đối lập
Thu Aug 30, 2018 4:19 pm by dymy