Latest topics
Most Viewed Topics
Top posters
dymy (167) | ||||
Admin@ (106) | ||||
KeikoPhan (41) | ||||
Takenoko (36) | ||||
obake (8) | ||||
Lan Lan (4) | ||||
thoitrangf5 (4) | ||||
ThanhCong (3) | ||||
Stronger TQ (3) | ||||
chuvoicoi85 (3) |
Most active topic starters
dymy | ||||
Admin@ | ||||
KeikoPhan | ||||
Takenoko | ||||
thoitrangf5 | ||||
ThanhCong | ||||
obake | ||||
HRnavi | ||||
Wakka2015 | ||||
khuongnguyenhr |
Một số phong tục ngày Tết và nguồn gốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Một số phong tục ngày Tết và nguồn gốc
Để chuẩn bị đón Tết ở Nhật Bản, trước cửa nhà thường treo shimenawa. Bên
cạnh cửa ra vào một số căn nhà lớn hoặc cơ quan còn đặt kadomatsu, tức
là 3 ống tre tươi vát chéo cùng một vài cành thông. Đặt như vậy làm gì?
Làng
Yasaka, thuộc tỉnh Nagano, trung bộ Nhật Bản hiện vẫn giữ nghi lễ làm
kadomatsu, gọi là lễ matsumukae. Tại làng này, khi gần Tết, dân làng lên
núi cắt cành thông để làm kadomatsu. Số đoạn trên cành thông phải lẻ
chứ không được chẵn bởi theo quan niệm của dân làng, hạnh phúc không thể
chia được và cứ mãi mãi tiếp tục, chỉ có nỗi bất hạnh mới chia được để
chấm dứt. Dùng cành thông vì dù trong mùa đông, thông vẫn xanh tươi,
tượng trưng sự thanh khiết và sức sống, đồng thời lá thông sắc nhọn có
thể diệt trừ ma quỷ. Kadomatsu có hình giống cái thang để thần Toshigami
xuống hạ giới. Kadomatsu của làng Yasaka còn kèm theo yasu, tức là bát
bằng rơm đựng cơm cá, dâng lên vị thần để năm sau mong được mùa.
Shimenawa
cũng có ý nghĩa đón tiếp vị thần năm mới và trừ ma quỷ. Ngoài shimenawa
treo trước cửa nhà, người Nhật đặt wakazari, tức là dây thừng quấn
thành vòng tròn nhỏ, trên vị thần hỏa và thần thủy trong bếp để tạ ơn
các thần đã giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày. Wakazari cũng được đặt
trước mui xe ôtô và xe đạp để mong an toàn trong năm mới.
Nói
đến ngày Tết thì không thể không nhắc đến các món ăn. Các món ăn ngày
Tết của người Nhật gọi là osechi, trong đó có một món mà gia đình nào
cũng ăn là món canh bánh dầy ozoni. Tại sao người Nhật lại ăn ozoni nhân
dịp Tết? Theo một gia đình ở cố đô Kyoto có lịch sử đến 1000 năm, tập
quán ăn ozoni ra đời với quan niệm ăn đồ cúng lên vị thần cùng với vị
thần thì con người tăng thêm lòng sùng bái vị thần, còn vị thần phù hộ
cho con người.
Khi ăn dùng đũa đặc biệt nhọn cả hai đầu vì dùng
cho cả mình và vị thần. Đêm giao thừa, gia đình này đặt các nguyên liệu
làm món ăn ngày Tết như củ cải, khoai (tức những loại rau củ mùa đông ở
Kyoto), và bánh dầy, lên bàn thờ tổ tiên và thềm tokonoma - nơi đón
tiếp vị thần năm mới. Món canh bánh dầy ozoni của gia đình này dùng tất
cả các nguyên liệu kể trên.
Món canh ozoni đương nhiên không thể
thiếu bánh dầy omochi. Nguồn gốc của tập tục này còn được giữ trong
nghi lễ ở làng Shimokoshiki, thuộc tỉnh Kagoshima, phía nam Nhật Bản. Ở
đây, vị thần có tên Toshidon đeo mặt nạ quỷ (thần thường ở trên núi và
quan sát dân làng ở chân núi) vào đêm giao thừa đánh chiêng đến từng nhà
để dạy dỗ trẻ em. Thần hỏi to tên các trẻ em, hỏi tuổi, hỏi xem các em
có ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ hay không, v,v… rồi đề nghị các em ca
hát. Cuối cùng, vị thần vừa nhắc lại lời khuyên răn, vừa tặng bánh dầy
có tên toshimochi, có nghĩa là ăn bánh dầy được thêm 1 tuổi. Sáng mồng
một Tết, dân làng Shimokoshiki ăn canh ozoni bằng bánh dày do vị thần
tặng.
Ngày Tết ăn bánh dầy thêm 1 tuổi là một quan niệm độc đáo
của người Nhật từ xưa. Người Nhật cho rằng lúa có hồn và bánh dầy có
vía, nên ăn bánh dầy có nghĩa là tăng thêm sức sống. Đặc biệt, bánh dầy
ngày Tết là do thần tặng cho nên có sức sống mạnh hơn. Tập quán lì xì
otoshidama chính là có nguồn gốc từ việc thần tặng bánh dày toshimochi
cho trẻ em. Thời Edo, tập quán lì xì phổ biến dưới hình thức người cấp
trên tặng đồ vật cho cấp dưới còn ngày nay người lớn tặng tiền mặt cho
trẻ em.
Người ta cho rằng sau khi đón tiếp vị thần năm mới thì
phải làm cho thần vui vẻ, thoải mái. Và đó là nguồn gốc xuất phát của
những trò chơi nhân ngày Tết rất phong phú của Nhật Bản. Ví dụ như
kagura là ca múa nhạc trên sân đền, hay trò thả diều takoage, đánh cầu
lông hanetsuki, chơi quay komamawashi, v,v… Một trong những trò chơi
ngày Tết đặc sắc của Nhật Bản là trò đánh cầu lông hanetsuki. Trò chơi
đánh cầu lông hanetsuki, sử dụng vợt gỗ gọi là hagoita và cầu đá cắm
lông, bắt đầu trong thời Heian như là một trò chơi ngày Tết ở hoàng
cung. Vào giữa thời Edo vợt hagoita với trang trí rực rỡ bắt đầu xuất
hiện, sau đó thậm chí trở thành một thứ đồ mỹ nghệ và người ta thường
tặng cho con gái nhân dịp Tết đầu tiên.
Ngày xưa mỗi khi bệnh
dịch hoành hành thường làm hàng trăm người chết. Người ta nghĩ nguyên
nhân là do muỗi truyền bệnh. Khi chơi hanetsuki, nhìn cầu bay giống như
con chuồn chuồn bay. Vì chuồn chuồn ăn muỗi, người ta nghĩ trò chơi đánh
cầu lông như là một mê tín có thể tránh được dịch bệnh. Người Nhật cho
rằng, đánh cầu được bao nhiều lần thì có thể tránh điều xấu bấy nhiêu
lần, và tặng vợt hagoita cho con gái đón Tết đầu tiên với hy vọng có
cuộc sống an khang. Vì vậy, trò chơi hanetsuki không chú trọng kết quả
thắng bại mà mục đích chính là để tránh những điều xui xẻo.
Đối
với trò chơi thả diều, người ta cho rằng thả diều trên trời cao là để
giao tiếp với các vị thần, với mong muốn thần phù hộ cho con trai mạnh
khỏe. Điều này được phản ánh qua hình vẽ trên diều như hình búp bê lật
đật daruma phù hộ hạnh phúc và may mắn, mặt nạ quỷ hannya để trừ chuyện
rủi ro, tranh vũ sĩ mushae để mong con mình sau này sẽ giữ địa vị có uy
tín trong xã hội. Nói chung, các trò chơi Tết đều có nguồn gốc liên quan
đến các vị thần và trẻ em luôn là vai chính vì người Nhật có quan niệm
rằng trẻ em từ 7 tuổi trở xuống là con của thần, rất gần gũi với thần.
Người
Nhật cũng có tục lệ trong ngày Tết đi thăm đền chùa, và chuyến viếng
thăm đầu tiên trong năm như vậy được gọi là hatsumode. Ở đền chùa, người
ta cầu mong thần phù hộ cho năm mới vô sự, an khang, và trước khi về
thường rút quẻ, tức là omikuji. Người ta kể về nguồn gốc của omikuji như
sau: vào thời Heian, một nhà sư có uy tín là Genzan (912-985) đã viết
100 lời khuyên trong cuộc sống. Mọi người rút quẻ để được nhận một lời
khuyên.
Đền thờ ở thị xã Kano, thuộc tỉnh Yamaguchi, phía tây
Nhật Bản, là nơi in quẻ cho khoảng 3.000 đền chùa trên toàn quốc. Nghe
nói quẻ của đền Kano rất linh thiêng. Rút quẻ vốn là để nghe phán xét
của vị thần. Vì thế dù rút được quẻ hung đi chăng nữa thì trong đó cũng
có lời khuyên hay bài học. Người Nhật có tập quán khi rút được quẻ lành
thì mang về, nếu rút phải quẻ hung thì buộc lên cành cây như một lời hứa
với vị thần rằng sẽ cố gắng hành động theo lời khuyên của thần. Rút quẻ
vốn không phải là sự cầu xin của cá nhân mà là hành động của cả tập thể
để mong bình yên xóm làng hoặc cầu có đủ nước cho mùa màng. Rút quẻ ở
Nhật có nguồn gốc từ việc xóm làng bói xem năm mới có được mùa hay
không, và tùy theo phán xét của vị thần, cả làng sẽ quyết định làm gì
trong năm mới.
Nhật Bản là một nước có nền văn hóa trồng lúa,
nên đầu năm rút quẻ hoặc bói may rủi là để cầu mùa màng tốt và có sức
khỏe. Một nghi lễ có ý nghĩa bói mùa màng như vậy là lễ đốt giàn hỏa
Dondo ở làng Kuni, thuộc tỉnh Gunma ở phía bắc Tokyo. Lễ Dondo bắt đầu
bằng việc cắt gỗ sinboku, tức gỗ cây thần dùng để làm cột trụ cho giàn
hỏa dondo. Gỗ sinboku lấy từ cây linh sam, một loại cây to, dù bị tuyết
phủ trong mùa đông vẫn xanh tươi. Người ta phủ rơm quanh gỗ sinboku rồi
treo dây thừng shimenawa và các vòng wakazari. Buổi tối, dân làng gồm cả
già trẻ đi từng nhóm ra đồng. Giữ trọng trách đốt sinboku cũng là trẻ
em.
Người Nhật cho rằng, theo khói này vị thần năm mới về trời.
Và dân làng Kuni có quan niệm chính lúc đó, vị thần sẽ đưa ra lời
khuyên cho năm mới. Lúc đốt, nếu khói ùn ùn bay lên theo chiều thẳng
đứng thì có nghĩa là năm đó được mùa. Ngoài ra chúng tôi treo hình lật
đật daruma để phù hộ buôn bán phát đạt, treo chữ khai bút đầu năm
kakizome để mong viết chữ đẹp và học giỏi. Cũng có người xua khói vào
mình để có sức sống của vị thần và để có sức khỏe tốt.
Không như
Trung Quốc và Việt Nam, người Nhật ngày nay nói chung ăn Tết theo dương
lịch. Tuy nhiên, điều đáng nói là dù cuộc sống rất hiện đại và thời
gian ngày Tết cũng như các lễ hội đều được điều chỉnh theo lịch dương,
họ vẫn giữ nguyên những gì thuộc về truyền thống.
cạnh cửa ra vào một số căn nhà lớn hoặc cơ quan còn đặt kadomatsu, tức
là 3 ống tre tươi vát chéo cùng một vài cành thông. Đặt như vậy làm gì?
Làng
Yasaka, thuộc tỉnh Nagano, trung bộ Nhật Bản hiện vẫn giữ nghi lễ làm
kadomatsu, gọi là lễ matsumukae. Tại làng này, khi gần Tết, dân làng lên
núi cắt cành thông để làm kadomatsu. Số đoạn trên cành thông phải lẻ
chứ không được chẵn bởi theo quan niệm của dân làng, hạnh phúc không thể
chia được và cứ mãi mãi tiếp tục, chỉ có nỗi bất hạnh mới chia được để
chấm dứt. Dùng cành thông vì dù trong mùa đông, thông vẫn xanh tươi,
tượng trưng sự thanh khiết và sức sống, đồng thời lá thông sắc nhọn có
thể diệt trừ ma quỷ. Kadomatsu có hình giống cái thang để thần Toshigami
xuống hạ giới. Kadomatsu của làng Yasaka còn kèm theo yasu, tức là bát
bằng rơm đựng cơm cá, dâng lên vị thần để năm sau mong được mùa.
Shimenawa
cũng có ý nghĩa đón tiếp vị thần năm mới và trừ ma quỷ. Ngoài shimenawa
treo trước cửa nhà, người Nhật đặt wakazari, tức là dây thừng quấn
thành vòng tròn nhỏ, trên vị thần hỏa và thần thủy trong bếp để tạ ơn
các thần đã giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày. Wakazari cũng được đặt
trước mui xe ôtô và xe đạp để mong an toàn trong năm mới.
Nói
đến ngày Tết thì không thể không nhắc đến các món ăn. Các món ăn ngày
Tết của người Nhật gọi là osechi, trong đó có một món mà gia đình nào
cũng ăn là món canh bánh dầy ozoni. Tại sao người Nhật lại ăn ozoni nhân
dịp Tết? Theo một gia đình ở cố đô Kyoto có lịch sử đến 1000 năm, tập
quán ăn ozoni ra đời với quan niệm ăn đồ cúng lên vị thần cùng với vị
thần thì con người tăng thêm lòng sùng bái vị thần, còn vị thần phù hộ
cho con người.
Khi ăn dùng đũa đặc biệt nhọn cả hai đầu vì dùng
cho cả mình và vị thần. Đêm giao thừa, gia đình này đặt các nguyên liệu
làm món ăn ngày Tết như củ cải, khoai (tức những loại rau củ mùa đông ở
Kyoto), và bánh dầy, lên bàn thờ tổ tiên và thềm tokonoma - nơi đón
tiếp vị thần năm mới. Món canh bánh dầy ozoni của gia đình này dùng tất
cả các nguyên liệu kể trên.
Món canh ozoni đương nhiên không thể
thiếu bánh dầy omochi. Nguồn gốc của tập tục này còn được giữ trong
nghi lễ ở làng Shimokoshiki, thuộc tỉnh Kagoshima, phía nam Nhật Bản. Ở
đây, vị thần có tên Toshidon đeo mặt nạ quỷ (thần thường ở trên núi và
quan sát dân làng ở chân núi) vào đêm giao thừa đánh chiêng đến từng nhà
để dạy dỗ trẻ em. Thần hỏi to tên các trẻ em, hỏi tuổi, hỏi xem các em
có ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ hay không, v,v… rồi đề nghị các em ca
hát. Cuối cùng, vị thần vừa nhắc lại lời khuyên răn, vừa tặng bánh dầy
có tên toshimochi, có nghĩa là ăn bánh dầy được thêm 1 tuổi. Sáng mồng
một Tết, dân làng Shimokoshiki ăn canh ozoni bằng bánh dày do vị thần
tặng.
Ngày Tết ăn bánh dầy thêm 1 tuổi là một quan niệm độc đáo
của người Nhật từ xưa. Người Nhật cho rằng lúa có hồn và bánh dầy có
vía, nên ăn bánh dầy có nghĩa là tăng thêm sức sống. Đặc biệt, bánh dầy
ngày Tết là do thần tặng cho nên có sức sống mạnh hơn. Tập quán lì xì
otoshidama chính là có nguồn gốc từ việc thần tặng bánh dày toshimochi
cho trẻ em. Thời Edo, tập quán lì xì phổ biến dưới hình thức người cấp
trên tặng đồ vật cho cấp dưới còn ngày nay người lớn tặng tiền mặt cho
trẻ em.
Người ta cho rằng sau khi đón tiếp vị thần năm mới thì
phải làm cho thần vui vẻ, thoải mái. Và đó là nguồn gốc xuất phát của
những trò chơi nhân ngày Tết rất phong phú của Nhật Bản. Ví dụ như
kagura là ca múa nhạc trên sân đền, hay trò thả diều takoage, đánh cầu
lông hanetsuki, chơi quay komamawashi, v,v… Một trong những trò chơi
ngày Tết đặc sắc của Nhật Bản là trò đánh cầu lông hanetsuki. Trò chơi
đánh cầu lông hanetsuki, sử dụng vợt gỗ gọi là hagoita và cầu đá cắm
lông, bắt đầu trong thời Heian như là một trò chơi ngày Tết ở hoàng
cung. Vào giữa thời Edo vợt hagoita với trang trí rực rỡ bắt đầu xuất
hiện, sau đó thậm chí trở thành một thứ đồ mỹ nghệ và người ta thường
tặng cho con gái nhân dịp Tết đầu tiên.
Ngày xưa mỗi khi bệnh
dịch hoành hành thường làm hàng trăm người chết. Người ta nghĩ nguyên
nhân là do muỗi truyền bệnh. Khi chơi hanetsuki, nhìn cầu bay giống như
con chuồn chuồn bay. Vì chuồn chuồn ăn muỗi, người ta nghĩ trò chơi đánh
cầu lông như là một mê tín có thể tránh được dịch bệnh. Người Nhật cho
rằng, đánh cầu được bao nhiều lần thì có thể tránh điều xấu bấy nhiêu
lần, và tặng vợt hagoita cho con gái đón Tết đầu tiên với hy vọng có
cuộc sống an khang. Vì vậy, trò chơi hanetsuki không chú trọng kết quả
thắng bại mà mục đích chính là để tránh những điều xui xẻo.
Đối
với trò chơi thả diều, người ta cho rằng thả diều trên trời cao là để
giao tiếp với các vị thần, với mong muốn thần phù hộ cho con trai mạnh
khỏe. Điều này được phản ánh qua hình vẽ trên diều như hình búp bê lật
đật daruma phù hộ hạnh phúc và may mắn, mặt nạ quỷ hannya để trừ chuyện
rủi ro, tranh vũ sĩ mushae để mong con mình sau này sẽ giữ địa vị có uy
tín trong xã hội. Nói chung, các trò chơi Tết đều có nguồn gốc liên quan
đến các vị thần và trẻ em luôn là vai chính vì người Nhật có quan niệm
rằng trẻ em từ 7 tuổi trở xuống là con của thần, rất gần gũi với thần.
Người
Nhật cũng có tục lệ trong ngày Tết đi thăm đền chùa, và chuyến viếng
thăm đầu tiên trong năm như vậy được gọi là hatsumode. Ở đền chùa, người
ta cầu mong thần phù hộ cho năm mới vô sự, an khang, và trước khi về
thường rút quẻ, tức là omikuji. Người ta kể về nguồn gốc của omikuji như
sau: vào thời Heian, một nhà sư có uy tín là Genzan (912-985) đã viết
100 lời khuyên trong cuộc sống. Mọi người rút quẻ để được nhận một lời
khuyên.
Đền thờ ở thị xã Kano, thuộc tỉnh Yamaguchi, phía tây
Nhật Bản, là nơi in quẻ cho khoảng 3.000 đền chùa trên toàn quốc. Nghe
nói quẻ của đền Kano rất linh thiêng. Rút quẻ vốn là để nghe phán xét
của vị thần. Vì thế dù rút được quẻ hung đi chăng nữa thì trong đó cũng
có lời khuyên hay bài học. Người Nhật có tập quán khi rút được quẻ lành
thì mang về, nếu rút phải quẻ hung thì buộc lên cành cây như một lời hứa
với vị thần rằng sẽ cố gắng hành động theo lời khuyên của thần. Rút quẻ
vốn không phải là sự cầu xin của cá nhân mà là hành động của cả tập thể
để mong bình yên xóm làng hoặc cầu có đủ nước cho mùa màng. Rút quẻ ở
Nhật có nguồn gốc từ việc xóm làng bói xem năm mới có được mùa hay
không, và tùy theo phán xét của vị thần, cả làng sẽ quyết định làm gì
trong năm mới.
Nhật Bản là một nước có nền văn hóa trồng lúa,
nên đầu năm rút quẻ hoặc bói may rủi là để cầu mùa màng tốt và có sức
khỏe. Một nghi lễ có ý nghĩa bói mùa màng như vậy là lễ đốt giàn hỏa
Dondo ở làng Kuni, thuộc tỉnh Gunma ở phía bắc Tokyo. Lễ Dondo bắt đầu
bằng việc cắt gỗ sinboku, tức gỗ cây thần dùng để làm cột trụ cho giàn
hỏa dondo. Gỗ sinboku lấy từ cây linh sam, một loại cây to, dù bị tuyết
phủ trong mùa đông vẫn xanh tươi. Người ta phủ rơm quanh gỗ sinboku rồi
treo dây thừng shimenawa và các vòng wakazari. Buổi tối, dân làng gồm cả
già trẻ đi từng nhóm ra đồng. Giữ trọng trách đốt sinboku cũng là trẻ
em.
Người Nhật cho rằng, theo khói này vị thần năm mới về trời.
Và dân làng Kuni có quan niệm chính lúc đó, vị thần sẽ đưa ra lời
khuyên cho năm mới. Lúc đốt, nếu khói ùn ùn bay lên theo chiều thẳng
đứng thì có nghĩa là năm đó được mùa. Ngoài ra chúng tôi treo hình lật
đật daruma để phù hộ buôn bán phát đạt, treo chữ khai bút đầu năm
kakizome để mong viết chữ đẹp và học giỏi. Cũng có người xua khói vào
mình để có sức sống của vị thần và để có sức khỏe tốt.
Không như
Trung Quốc và Việt Nam, người Nhật ngày nay nói chung ăn Tết theo dương
lịch. Tuy nhiên, điều đáng nói là dù cuộc sống rất hiện đại và thời
gian ngày Tết cũng như các lễ hội đều được điều chỉnh theo lịch dương,
họ vẫn giữ nguyên những gì thuộc về truyền thống.
Takenoko- Tổng số bài gửi : 36
Join date : 16/06/2012
Similar topics
» 50 câu hỏi phỏng vấn và cách trả lời để vượt qua thử thách phỏng vấn
» Từ lóng tiếng nhật hàng ngày
» Tham gia Giveaway - Nhận ngay học bổng
» Học Giao tiếp tiếng Nhật Chủ đề Ngày tháng
» ngôn ngữ nói hàng ngày trong tiếng nhật
» Từ lóng tiếng nhật hàng ngày
» Tham gia Giveaway - Nhận ngay học bổng
» Học Giao tiếp tiếng Nhật Chủ đề Ngày tháng
» ngôn ngữ nói hàng ngày trong tiếng nhật
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Sat Sep 29, 2018 4:51 pm by dymy
» Nói ngắn, tiếng lóng thông dụng trong hội thoại tiếng Nhật
Thu Sep 27, 2018 3:59 pm by dymy
» Nói nhanh, nói tắt trong tiếng Nhật
Wed Sep 26, 2018 5:00 pm by dymy
» 100 cách nói “tôi” trong tiếng Nhật
Tue Sep 25, 2018 4:48 pm by dymy
» Từ vựng về tết Trung Thu
Mon Sep 24, 2018 4:36 pm by dymy
» Phân biệt trợ từ tiếng Nhật で và に
Fri Sep 21, 2018 4:33 pm by dymy
» Liên từ bổ sung và giải thích
Thu Sep 20, 2018 3:20 pm by dymy
» Thành ngữ, quán ngữ tiếng Nhật (Phần 1)
Wed Sep 19, 2018 4:16 pm by dymy
» Giao tiếp tiếng Nhật chủ đề: Tình trạng sức khỏe
Tue Sep 18, 2018 3:45 pm by dymy
» Giao tiếp tiếng Nhật ở hiệu thuốc
Mon Sep 17, 2018 3:54 pm by dymy
» Kanji bộ “Kim” (金)
Sat Sep 15, 2018 4:15 pm by dymy
» Best tài liệu thi EJU
Fri Sep 14, 2018 4:19 pm by dymy
» TỎ TÌNH CHO BẠN GÁI
Thu Sep 13, 2018 4:12 pm by dymy
» Truyện tiếng Nhật: Chim sẻ và chim gõ kiến
Thu Aug 30, 2018 4:53 pm by dymy
» Ôn luyện thi JLPT với các mẫu câu thể hiện sự đối lập
Thu Aug 30, 2018 4:19 pm by dymy